Trang chủ » Tin tức » Phong cách nội thất Á Đông – Nét đẹp gần gũi và sang trọng

Phong cách nội thất Á Đông – Nét đẹp gần gũi và sang trọng

1. Phong cách Á Đông là gì? Là sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, kế thừa vẻ đẹp cũng như phát huy nhiều tinh hoa của các kiến trúc hiện đại. Được nhiều người châu Á nhất là Nhật Bản và Trung Hoa ưa chuộng, không khó để phong cách Á Đông trở

1. Phong cách Á Đông là gì?

Là sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, kế thừa vẻ đẹp cũng như phát huy nhiều tinh hoa của các kiến trúc hiện đại. Được nhiều người châu Á nhất là Nhật Bản và Trung Hoa ưa chuộng, không khó để phong cách Á Đông trở thành “phong cách nội thất quốc dân” ở châu Á. Mặc dù 2 nước này có xu hướng phong cách nội thất khác biệt như Nhật Bản ưa chuộng những gam màu trung tính ngược lại Trung Hoa lại yêu thích những gam màu sặc sỡ như đỏ, vàng. Xong điểm chung của họ là những thứ mộc mạc, giản dị và gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống hằng ngày nhất. Đó cũng là cái cốt lõi trong phong cách nội thất Á Đông.

2.Những đặc điểm của phong cách Á Đông

2.1.Màu sắc

Việc lựa chọn màu sắc trong thiết kế nội thất phong cách Á Đông là để chứng minh cho việc hòa hợp xu hướng giữa nước Trung Hoa và Nhật Bản. Gam màu chủ đạo trong những ngôi nhà mang phong cách Á Đông sẽ là màu nhẹ, nhạt, nhã nhặn, sau đó mới điểm xuyết những chi tiết hoặc những món đồ nội thất với tông màu nổi bật như đỏ, nâu hay đen… khéo léo pha trộn thật hài hòa để mang đến nét đẹp độc đáo, ấn tượng cho không gian.

2.2. Nội thất

2.2.1. Nội thất đơn giản nhưng tinh tế

Ưu tiên những thiết kế nội thất tinh tế và đơn giản vì chúng ảnh hưởng đến công năng cũng như đời sống của gia chủ. Không gồ ghề, cồng kềnh mà thay vào đó là những chi tiết được chạm trổ tinh tế, mang lại những đường nét mềm mại, những hoa văn bắt mắt. Tất cả những điều này giúp tạo nên một không gian nhã nhặn, có cảm giác giống như một bức tranh đầy tính nghệ thuật.

2.2.2. Vật liệu nguồn gốc tự nhiên

Dường như dẫn đầu xu hướng dùng những chất liệu thiên nhiên để thay thế những chất liệu thông thường,  phong cách nội thất này chú trọng vào những vật liệu như gỗ, mây tre, nứa, gạch, đá sỏi hay gốm sứ để tạo sự khác biệt cũng như gần gũi và chân thật nhất với người châu Á.

Cả trong trang trí người ta cũng ưa chuộng những sản phẩm có chất liệu gần gũi như tranh thêu tay, tranh lụa, tranh thủy mạc hay đồ mỹ nghệ có tính nghệ thuật truyền thống cao. Nhờ sự lựa chọn rất riêng, rất độc đáo này mà không gian trở nên gần gũi, bình lặng và mang vẻ đẹp hết sức thanh lịch, cao quý.

2.2.3. Hoa lan – tinh tế và quý phái

Hoa lan là một biểu tượng cho sự thanh tao và cao quý của giới quyền lực ngày xưa “Vua chơi lan, quan chơi trà” nhưng ẩn chứa sự mạnh mẽ, kiên cường.Không giống như các nước phương Tây chọn hoa hồng làm biểu tượng cho cái lãng mạn, sắc sảo, phương Đông chọn hoa lan vì cái nét mạnh mẽ không lẫn với loài hoa nào được, lại dễ trồng và kiêu hãnh và mạnh mẽ. Không chỉ để ngắm, trong Đông y hoa lan là một nguồn thảo dược quý giá, khoa học cũng đã chứng minh loài hoa này cung cấp khí oxy mạnh nhất, mỗi khi muốn đưa quyết định quan trọng hãy đứng gần 1 chậu hoa lan để tỉnh táo nhất và đưa ra quyết định nhé!

2.2.4. Sắp đặt đơn giản, khoa học

Không phóng khoáng như phương Tây, văn hóa châu Á đề cao vẻ đẹp thanh cao, tinh tế do vậy các món đồ nội thất thường sẽ sắp xếp theo cách đối xứng và có trật tự. Dù có bài trí đơn giản nhưng luôn phải đảm bảo mọi thứ được ngăn nắp, khoa học, nhất là đối với những không gian sống có diện tích khiêm tốn.

So với những ngôi nhà rộng lớn nhưng có thiết kế và không gian rối rắm, lộn xộn thì chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn với không gian gọn gàng, giản dị và nhất là sạch sẽ phải không nào? Vừa đáp ứng được nhu cầu về công năng, đảm bảo sức khỏe lại vừa đạt yêu cầu thẩm mỹ thì còn gì bằng.

2.2.5. Bàn trà thấp đặc trưng

Người phương Đông vốn nổi tiếng với việc uống trà trên thế giới, đặc biệt là 2 nước Nhật Bản và Trung Quốc. Văn hóa thưởng thức trà ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách nội thất Á Đông, ngày trước những ngôi nhà của người phương Đông thường có một chiếc bàn trà thấp để đàm đạo. Kế thừa nét đẹp này các nhà kiến trúc đã khéo léo đưa chiếc bàn trà thấp vào nhiều ngôi biệt thự Á Đông như một đặc điểm của của phong cách nội thất. Từ đó mang đến cho không gian một chút dư vị thanh nhàn của cuộc sống, gợi nhắc đến nghệ thuật trà đạo quen thuộc, đồng thời hướng con người đến một lối sống đẹp, lành mạnh và yên bình.

2.3. Không gian

Với mục đích hướng tới không gian ấm cúng, mộc mạc và thân thiện những ngôi nhà có phong cách nội thất Á Đông thường yêu cầu khá cao trong việc thiết kế không gian. Có thể dễ dàng nhận ra rằng không có quá nhiều không gian trống như các phong cách phương Tây mà thay vào đó là tận dụng những khoảng trống cho việc trang trí như chậu cây, hoa lá, bình gốm…để lấp đầy không gian và tạo sự gắn kết.

2.4. Phong thủy

Phong thủy là điều không thể thiếu trong phương Đông bởi nó mang tính liên kết thiêng liêng giữa con người và một phần tâm linh. Do vậy nên có sự cân bằng  năng lượng của từng không gian, tránh làm những điều tối kỵ có thể dẫn tới nhiều điềm xấu. Những nhà thiết kế nội thất nên lưu ý điều này, chọn hướng sao cho hợp với gia chủ, đồng thời đảm bảo sự luân chuyển không khí trong lành trong ngôi nhà có thể mang lại nhiều tài vận cho gia chủ. Ngay cả đồ gỗ phong cách Á Đông trạm trổ hay lựa chọn hoa văn cũng phải phù hợp và xuất phát từ những nguyện ước về tài lộc, về bình an và một cuộc sống hạnh phúc mà cả gia đình đều hướng tới.

2.5 Ánh sáng

Dù trong bất kỳ phong cách nội thất nào đi nữa thì ánh sáng vẫn phải được quan tâm. Bạn không thể ở trong một ngôi nhà thiếu ánh sáng cũng như tâm tối được phải không nào? Ánh sáng là thành phần quan trọng, một yếu tố không thể thiếu, trong trang trí nội ngoại thất. Người phương Đông rất chú trọng về yếu tố cân bằng, đặc biệt là trong việc sắp xếp cửa và ánh sáng do đó đây luôn là yếu tố mấu chốt trong phong cách này. Ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ giúp không gian ngôi nhà của bạn sáng và thoải mái hơn ánh sáng nhân tạo, hãy thêm vào thiết kế của mình vài chiếc cửa sổ nhé.

3. Phong cách Á Đông trong các thiết kế của ngôi nhà

3.1 Phòng khách phong cách Á Đông

Đặc trưng lớn nhất của phong cách nội thất Á Đông là màu sắc tông màu nhẹ nhàng, trầm ấm làm chủ tạo để tạo nên cảm giác gần gũi và yên bình. Điểm vào đó là những sắc màu nổi bật như nâu trầm, đỏ, đen,…được chọn để làm màu sơn cho những vật dụng trang trí. Chúng thể hiện rõ sự giao thoa của 2 nền văn hóa phương Đông đặc trưng Trung – Nhật.

 

3.2 Phòng ngủ phong cách nội thất Á Đông

Nhìn tổng thể những căn phòng ngủ mang phong cách nội thất Á Đông có thiết kế đơn giản nhưng đảm bảo tính tiện nghi và đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng như giường ngủ, tủ quần áo, ghế sofa thư giãn. Điểm chính ở đây là chọn chất liệu gỗ ấm áp để thi công mang lại vẻ đẹp tự nhiên vốn có của chất liệu cùng 2 tông màu đặc trưng  sáng – trầm khéo léo mang đến cho không gian này cảm giác nhẹ nhàng, thân thiện cũng như gần gũi mà không kém phần sang trọng.

3.3. Nhà bếp phong cách Á Đông

Đi cùng với nội thất Á Đông của phòng khách và phòng ngủ, nhà bếp cũng không kém cạnh gì những đặc điểm mà 2 căn phòng trên sở hữu. Tiếp tục với chất liệu gỗ quen thuộc sử dụng trong khá nhiều phong cách nội thất chứ không riêng phong cách nội thất này, những căn bếp làm người ta bị thu hút bởi vẻ và khơi gợi lên cảm xúc gia đình khi bước vào đây. Những món đồ nội thất bằng gỗ giản dị như tủ chén, bàn gỗ, ghế gỗ chắc chắn kết hợp với sự sắp xếp gọn gàng và hương thơm của mâm cơm còn nóng cứ làm người ta vương vấn mãi.

LỜI KẾT
Phong cách nội thất Á Đông là phong cách thuần túy, hướng mình về nét Á Đông mộc mạc, giản dị và gần gũi với không gian. Dù vậy phong cách này vẫn có sự sang trọng và tinh tế trong đi đôi chứ không thô đi chút nào. Bằng việc kết hợp chất liệu nội thất bằng gỗ, những món đồ trang trí nội thất đậm chất góc Á đã đem đến cho gia chủ một cảm giác yên bình mỗi khi trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả.

0902 676 929